Đối tượng Phạm Thị Thanh Hòa.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết, đã ra quyết định truy nã đối với Phạm Thị Thanh Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Hung Kee Việt Nam (Công ty Hung Kê), có trụ sở tại tầng 19 tòa nhà Keangnam (Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người thông qua hình thức huy động vốn trả lãi suất cao, sau đó bỏ trốn.Theo An ninhxa hoi
Kịch bản hoàn hảo
Đầu tháng 7/2014, ông V.M.P (SN 1937, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ tiếp một vị khách lạ đến gõ cửa. Người lạ mặt ấy giới thiệu là nhân viên tư vấn của Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Hung Kee Việt Nam. Cẩn trọng với người lạ đến nhà, nhưng nhìn cô nhân viên với bề ngoài dễ gần, nói chuyện lại tử tế nên ông P. có chút thiện cảm và cho phép vào nhà.
Tiếp tục câu chuyện với ông P. nhân viên này cho biết, công ty đang triển khai nhiều dự án trong và ngoài nước, có khả năng sinh lời cao, như dự án trồng rau sạch xuất khẩu tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội; Dự án đầu tư bất động sản tại Hồng Kông - Trung Quốc… Để mời chào ông P. góp vốn, nhân viên này cam kết công ty sẽ trả lãi suất từ 2 - 3%/tháng (tương đương 24 - 36%/năm), cao hơn nhiều lần so với lãi suất ngân hàng.
Sau màn giới thiệu rất “mùi mẫn” về các khoản lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh, nhân viên này đã đưa ông P. xem một loạt các loại giấy tờ và hình ảnh giới thiệu về công ty để tạo lòng tin. Cũng có chút nghi ngại, nhưng sau khi đến xem trụ sở công ty, ông P. đã đồng ý góp vốn kinh doanh. “Tin vào lời cam kết của nhân viên nên ngày 15/7/2014, tôi đến trụ sở của công ty nộp 100 triệu đồng. Hai ngày sau tôi nộp tiếp 300 triệu. Đến ngày 23/7/2014 tôi tiếp tục nộp 400 triệu đồng. Tổng số tiền tôi nộp trong tháng 7/2014 là 800 triệu đồng dưới hình thức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Hung Kee.
Trong hợp đồng ghi rõ tôi được hưởng lãi suất 2%/tháng. Thời gian đầu, công tye trả tiền lãi rất đúng hẹn, thậm chí còn cử nhân viên mang tới tận nhà. Thấy họ làm ăn có vẻ đàng hoàng, ngày 29/9/2014 tôi tiếp tục nộp 400 triệu đồng và 20.000 USD. Thế nhưng từ đấy, đến ngày trả lãi mà không thấy nhân viên công ty mang đến, sốt ruột tôi tìm đến trụ sở thì thấy công ty đã bị cơ quan công an niêm phong. Đến lúc này, tôi mới biết mình bị lừa”, ông P. nói.
Tương tự, giữa tháng 4/2014, qua lời giới thiệu của bạn bè trên mạng xã hội, chị Vân Anh (phố Quang Trung, Hà Nội) đã gặp gỡ nhân viên tư vấn của Công ty Hung Kee. Tin vào những dự án “bánh vẽ” mà công ty này đưa ra cũng như khoản lãi suất tới 4%/tháng, chị đã dồn tất cả tiền tiết kiệm nộp cho công ty. “Khi lên thăm trụ sở công ty tại tòa nhà Keangnam, Cầu Giấy, tôi thấy công ty có rất nhiều bằng khen, giấy khen. Đặc biệt bà Hòa, Chủ tịch HĐQT còn có nhiều bức ảnh chụp với lãnh đạo cấp cao, nên hoàn toàn tin tưởng rằng công ty làm ăn đàng hoàng và có triển vọng. Vì vậy, tôi đã đem hơn 2 tỷ đồng, số tiền tiết kiệm mấy chục năm để nộp vào công ty mà không nghi ngại”, chị Vân Anh cho biết.
Tán gia bại sản vì ham lãi lớn
Theo tìm hiểu của PV, với chiêu trò huy động vốn lãi suất cao, Công ty Hung Kee của Hòa đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với gần 300 khách hàng, thu tổng số tiền gần 74 tỷ đồng. Tất cả các nạn nhân đều “sập bẫy” vì tin tưởng vào những dự án mà Hòa vẽ ra. Thêm vào đó, Hòa đã tạo được vỏ bọc hoàn hảo với những hình ảnh “làm mồi” như bằng khen, giấy khen, những bức ảnh chụp với nhiều lãnh đạo cấp cao.
Một chiêu nữa mà Hòa tung ra để củng cố thêm lòng tin của các đối tác là thời gian đầu Hòa trả lãi đều đặn. Tất cả người bị hại ngoài việc ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty còn được công ty phát hành cho một tờ séc trị giá bằng số tiền đóng vào với thời hạn ngày ký phát chính là ngày đáo hạn hợp đồng hợp tác. Vì vậy, có nhiều người bị hại đã liên tục đóng thêm tiền cho Hòa vì cứ nghĩ tiền của mình được ngân hàng bảo lãnh nên không lo mất.
Bẫy “lãi suất cao” của Hòa là chiêu trò không hề mới, nhưng với vỏ bọc và kịch bản hoàn hảo, Hòa đã đưa hàng trăm nạn nhân “sập bẫy”. Khi ôm được một khoản tiền “khủng”, Hòa đã cao chạy xa bay, còn những nạn nhân, khi phát hiện ra mình bị lừa thì đã muộn.
Gần một năm nay, ông P. vẫn còn chưa hết bàng hoàng khi biết sự thật về việc mình bị lừa. Ông P. cho biết, Công ty Hung Kee rất bài bản trong việc lấy lòng tin. Chỉ vì bản hợp đồng hợp tác kinh doanh với những điều khoản rõ ràng, lại nhận được lãi suất đầy đủ nên ông chẳng mảy may lo ngại. “Tôi không thể ngờ, đến cuối đời lại khổ như vậy, toàn bộ số tiền gần 2 tỷ đồng chắt bóp cả đời, cộng thêm các khoản con cái đóng góp để dùng cho việc lớn của gia đình sắp tới. Bây giờ, tiền không còn, tôi vẫn phải giấu các con vì chưa biết sẽ nói với chúng thế nào”, ông P. ngậm ngùi.
Giống các bị hại khác, chị Vân Anh vẫn còn chưa hết sốc khi biết mình đã bị lừa. Nhưng có lẽ chị là nạn nhân điêu đứng nhất, bởi chỉ duy nhất có chị góp một lần hơn 2 tỷ đồng cho Công ty Hung Kee. Số tiền này là cả quá trình “thắt lưng buộc bụng” 30 năm qua của gia đình chị. “Tôi cố gắng tiết kiệm để năm nay đầu tư cho con gái đi du học, không hiểu sao tôi lại tin tưởng bà Hòa đến vậy. Cay đắng nhất là sau ba tháng đầu tôi được nhận khoản lãi suất đúng hạn, tôi lại tiếp tục dùng tiền này để đóng vào công ty của bà Hòa.
Đến ngày bị lừa, bà ta trốn sang Trung Quốc mà vẫn gọi điện về nói rằng, sẽ cố gắng thu xếp trả lại và thương thuyết để tôi đừng đi kiện. Đến bây giờ, gia đình tôi đã khánh kiệt hoàn toàn. Bệnh suy nhược cơ thể của tôi ngày càng trầm trọng hơn do áp lực tâm lý đè nặng”, chị Vân Anh nghẹn ngào nói.Xem thêm Angela Phương Trinh
Ngày 1/12, Cơ quan CSĐT (PC46) Công an Hà Nội cho biết đang làm thủ tục truy nã đối với Phạm Thị Thanh Hòa (SN 1979, địa chỉ số 49 ngòa 152 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức huy động vốn trả lãi suất cao, sau đó bỏ trốn.
Theo CQĐT, từ tháng 8/2013 đến tháng 10/2014, Hòa đã chỉ đạo nhân viên giới thiệu với nhiều người về việc Công ty Hung Kee cùng các Công ty CP Tổ hợp đầu tư quốc tế Indigo, Công ty TNHH Tổ hợp giao dịch Gỗ đỏ quốc tế HLG, công ty TNHH Đầu tư quốc tế HLG Việt Nam Hoa Kỳ (các công ty này đều do Hòa thành lập và điều hành) đang triển khai nhiều dự án trong nước và nước ngoài, có khả năng sinh lời cao như dự án trồng rau sạch thí điểm xuất khẩu tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội; dự án đầu tư bất động sản tại Hồng Kông - Trung Quốc...
Kết quả điều tra xác định các công ty trên đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với gần 300 khách hàng, thu tổng số tiền gần 74 tỷ đồng. Trong đó có một số khách hàng đã thanh lý hợp đồng, nhận lại tiền và không tham gia góp vốn nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét