Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Tân tổng thống Philippines "hy vọng" Trung Quốc nghe Tòa Trọng tài

Xem thêm tin bien dong Đó là tuyên bố hôm 28-5 của ông Rodrigo Duterte, người chính thức đắc cử tổng thống Philippines và sẽ nhậm chức vào tháng 6.
Ông Duterte tuyên bố Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của PCA về biển Đông, ngay cả khi Manila tìm kiếm đầu tư của Trung Quốc để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng.
tan tong thong
Ông Rodrigo Duterte sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Philippines vào tháng 6 Ảnh: THE STANDARD
Ông Rodrigo Duterte khẳng định trước các phóng viên: “Nếu Tòa Trọng Tài ra phán quyết, chúng ta hy vọng Trung Quốc sẽ tuân theo... Chứ không phải là chỉ vì anh giúp tôi xây dựng đường sắt mà tôi phải bỏ bãi cạn Scarborough”.
Tổng thống đắc cử Duterte muốn ám chỉ vụ Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough trong năm 2012 mà Bắc Kinh cho là của họ mặc dù nằm sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines và được Manila tuyên bố chủ quyền.
Philippines đã kiện các yêu sách quá đáng của Trung Quốc trên biển Đông ra trước PCA và PCA dự kiến đưa ra phán quyết trong vài tuần nữa. Trung Quốc trước sau luôn khẳng định lập trường là không chấp nhận và không tham gia vào phiên tòa.
Liên quan đến các đảo mà Trung Quốc đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa, ông Duterte từng tuyên bố ông sẽ đến cắm quốc kỳ Philippines trên các thực thể thuộc chủ quyền của Manila dù có phải đánh đổi bằng tính mạng. Ông Duterte nhắc nhở Trung Quốc vào hôm 28-5: “Tôi đã bảo quý vị (Trung Quốc) rằng đó là của chúng tôi. Quý vị không có quyền ở đó”.
Trung Quốc đòi chủ quyền hầu hết vùng biển Đông được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ, đồng thời là tuyến đường hàng hải chính của thương mại thế giới.
  tin tuc viet nam cho biết                                           

Trung Quốc kêu gọi diễn tập hải quân với ASEAN

Xem thêm tin bien dong   Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon cho biết tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Trung Quốc tuần trước, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đề nghị cùng tổ chức diễn tập hải quân chung với các nước Đông Nam Á. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 10 (ADMM 10) tại Vientiane, Lào.
Theo tướng Prawit, các bên tham gia hội nghị đều bày tỏ sự quan tâm tới đề nghị của Trung Quốc. Tuy nhiên, một nguồn tin quân sự cho hay hiện chưa có thỏa thuận nào được đưa ra.
"Thái Lan tất nhiên sẽ tham gia nếu các bên đều đồng ý", nguồn tin khẳng định. Trong khối ASEAN, Thái Lan là nước duy nhất có quan hệ quân sự rộng rãi với Trung Quốc trên các lĩnh vực.
tq
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (trái). Ảnh: Bangkok Post
Trước lời kêu gọi này, chuyên gia Thitinan Pongsudhirak của Đại học Chulalongkorn nhận định Trung Quốc dường như đang cố gắng bắt kịp Mỹ trong chính sách ngoại giao quân sự và tổ chức diễn tập chung. Theo ông, động thái trên là dấu hiệu cho thấy ASEAN đang có vai trò nhất định và sẽ là một bước tiến trong việc buộc Bắc Kinh chấp nhận luật chơi chung của khu vực.
Trong khi đó Yun Sun, chuyên gia thuộc Trung tâm Henry L Stimson, Mỹ, cho rằng Trung Quốc mong muốn sự ủng hộ của khu vực và kéo các nước ASEAN xích lại gần, trước khi Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á Shangri-La diễn ra.
Tuy nhiên, một cựu đại sứ Thái Lan cho rằng diễn tập hải quân chung giữa ASEAN và Trung Quốc khó có thể tiến hành, khi một số thành viên sẽ lên tiếng phản đối. Vị này đồng thời nhận định tuyên bố của tướng Prawit có thể chỉ là chiến thuật làm hài lòng Trung Quốc.
Trung Quốc từng đưa ra đề nghị tại hội nghị quốc phòng ASEAN - Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái. Ông Thường khi đó nói rằng các cuộc tập trận hải quân chung sẽ giúp các nước "thực hiện tốt hơn Quy tắc về Đụng độ Bất ngờ trên biển (CUES), nhằm tránh những tính toán sai lầm tại khu vực tranh chấp".
  tin tuc viet nam cho biết                                         

Trung Quốc muốn quan hệ với Philippines 'trở lại đúng hướng

Xem thêm tin bien dong Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 30/5 gửi thư chúc mừng tân Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte, sau khi đắc cử.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong thư chúc mừng, ông Tập khẳng định hai nước có lịch sử lâu dài về giao lưu thân thiện và tình hữu nghị truyền thống sâu sắc.
"Sự phát triển thân thiện, ổn định và lành mạnh của quan hệ Trung Quốc - Philippines hòa hợp với lợi ích căn bản của hai nước và hai dân tộc. Cả hai nước đều có trách nhiệm thắt chặt quan hệ hợp tác. Tôi hy vọng hai bên có thể làm việc cùng nhau để thúc đẩy mối quan hệ Trung Quốc - Philippines trở lại đúng hướng phát triển lành mạnh". Reuters dẫn lời ông Tập.
xi_jinping_xinhua
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Xinhua
Trước đó, trong buổi họp báo ngày 15/5, tổng thống mới của Philippines từng tuyên bố muốn quan hệ thân thiện với Trung Quốc, sẵn sàng đối thoại trực tiếp về vấn đề tranh chấp lãnh thổ đã làm tổn hại đến quan hệ song phương.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila tăng cao xung quanh vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Philippines đệ đơn lên Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) năm 2013, kiện Trung Quốc theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về việc đơn phương tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò ở Biển Đông. PCA dự kiến phán quyết về vụ kiện cuối tháng này.
Manila coi đây là "nỗ lực cuối cùng" sau khi Trung Quốc không chịu rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough. Đến nay, Trung Quốc luôn khẳng định không công nhận vai trò của toà trọng tài trong việc phân xử, không tham gia vào quá trình tố tụng và không thừa nhận phán quyết của tòa
  tin tuc viet nam cho biết