Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Phỏng vấn trực tuyến gu thưởng thức cà phê của người Việt

14h ngày 11/12, nhạc sĩ Quốc Trung, "GS Cù Trọng Xoay" Đinh Tiến Dũng, bếp trưởng Didier Corlou và đạo diễn Lê Hoàng sẽ giao lưu với độc giả về văn hóa uống cà phê ở Việt Nam.

Độc giả gửi câu hỏi tại đây  coupon promo code  

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 toàn cầu sau Braxil. Cà phê pha phin với sữa đặc được đánh giá là một trong những thức uống ngon nhất được pha chế từ loại hạt trồng ở vùng đất đỏ Tây Nguyên. Tuy nhiên, những bàn luận để tìm ra đâu mới là cách thưởng thức cà phê đặc trưng của người Việt dường như chưa có hồi kết.

Người thì cho rằng, dân sành cà phê phải dùng loại pha phin. Điều thú vị nằm ở chỗ trong lúc ngồi chờ những giọt nâu sóng sánh rơi chậm rãi, mọi người cùng chuyện trò tán gẫu, hay nhâm nhi chiêm nghiệm dư vị cuộc đời. Số khác lấy lý do cuộc sống hiện tại với bao lo toan, có mấy ai rảnh rỗi ngồi đồng hàng giờ chỉ để nhâm nhi, tận hưởng hết cái vị đắng ngắt của nó. Với nhóm này, cà phê hòa tan là lựa chọn hàng đầu.


Cà phê pha phin là sở thích của nhiều người.


Từng sống nhiều năm ở nước ngoài, nhạc sĩ Quốc Trung cho biết, cà phê pha phin kiểu Việt với cà phê pha máy, hòa tan châu Âu là hai thức uống khác nhau về bản chất. Một bên là nâng niu, chờ đợi từng giọt, suýt xoa cà phê nước đầu sóng sánh, đậm vị. Đi đâu cũng nhớ, bận rộn cỡ nào khi về là ghé quán quen đầu ngõ để thưởng thức cho đỡ ghiền. Bên kia là pha nhiều, uống nóng hổi tức thì, vừa uống vừa chạy đi học, đi biểu diễn, xem phim, kịch. Uống xong vứt cốc giấy vào thùng rác và chẳng để lại một chút lưu luyến nào.


Nhạc sĩ Quốc Trung.


Ở Hà Nội hay Sài Gòn, nhạc sĩ thường gọi một tách nâu nóng pha đặc hoặc một ly cà phê sữa đá thơm nức mũi, vị đắng có một chút chua chua nhẹ quyện cùng vị sữa đặc ngậy khiến người uống như cảm cả thế thái nhân tình.

Tự nhận mình là người mê cà phê, đặc biệt là loại pha phin, "Giáo sư Xoay" (Đinh Tiến Dũng) cũng từng nhiều khổ sở khi không tìm được hương vị cà phê quen thuộc khi đi nước ngoài. Với anh, thức uống bán tại các nước quá nhẹ, uống đến bốn năm cốc cũng chẳng cảm thấy "đã", chỉ thấy no bụng óc ách, mà giá lại đắt đỏ. Những chuyến công tác dài ngày càng làm nỗi nhớ cà phê phin nhiều thêm, nên khi về nước, ra khỏi sân bay là "Giáo sư Xoay" nghĩ tới quán cà phê ruột và làm một cốc pha phin cho thỏa, rồi mới kéo vali về nhà sau.


"Giáo sư Cù Trọng Xoay" Đinh Tiến Dũng.


Mỗi ngày, Đinh Tiến Dũng thường tự pha cho mình những ly cà phê phin được chế biến một cách mộc mạc nhất có thể, không hương liệu, không phụ gia mà anh bạn thân đã gửi từ Tây Nguyên ra.

Với ông Didier Corlou (người Pháp), cựu bếp trưởng khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi, từ khi lấy vợ Hà Nội, ông cũng ghiền luôn cà phê Việt Nam. "Ông Tây gia vị" mê những ly pha phin nóng rẫy, bốc khói thơm lừng, đậm đà hương vị và thích ngồi thưởng thức trong tiết thu hanh hao, hay rét mùa đông cắt ruột. "Đó mới thật là thức uống tuyệt hảo, đầy chất Việt", ông chia sẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét